Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng xã hội

Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân

  • Bất bình đẳng xã hội là hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi - đây là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, bất bình đẳng luôn hiện diện bởi sự khác biệt nhân cách giữa những cá nhân. Nếu có một xã hội mở và nếu con người khác nhau về tài năng và nhu cầu thì điều đó sẽ hàm ý rằng bất bình đẳng là không thể tránh được. Đó là một thực tế của xã hội.
Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách.
— Cauthen, 1987. Trang 8
  • Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aritstốt (384322 TCN) cho rằng có những khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân; thực tế, vẫn còn tồn tại những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết quả không thể tránh được của bất bình đẳng.
Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ.
— Aristotle,
Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.
— Goldberg, 1973. Trang 133

Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế

  • Một số nhà xã hội học khác đã cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi; nhưng họ lý luận nguyên nhân của nó là do xã hội có những nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác. Khả năng thực hiện những nhiệm vụ này khác nhau. Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất. Do vậy trong những điều kiện đó, không thể thủ tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có nguy hiểm cho xã hội.
  • Có quan điểm cho rằng bất bình đẳng chủ yếu là do cấu trúc của hệ thống xã hội gây ra chứ không phải do sự khác biệt về tài năng, đặc điểm và nhu cầu cá nhân.
Nguồn gốc của bất bình đẳng liên quan tới sở hữu tư nhân về của cải. Những đặc điểm về kinh tế, chính trị và thị trường lao động tạo ra những khác biệt trong thu nhập và của cải. Thực chất, sự khác biệt về vị trí của các cá nhân trong cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng kinh tế.
— Rousseau,

Quan điểm Chủ nghĩa Marx

Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế và coi đó là nền tảng của cơ cấu giai cấp. Theo Marx, mối quan hệ giai cấp là chìa khóa của mọi vấn đề trong đời sống xã hội. Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều bắt nguồn từ kết cấu giai cấp.

Quan điểm Max Weber

Khác với Marx, nhà xã hội học Max Weber (1864-1920) không coi mọi cấu trúc xã hội, đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp. Đẳng cấp phụ thuộc vào những khác nhau đặc biệt về địa vị trên nền tảng nghi thức tôn giáo. Werber nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác. Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất; Ví dụ, trường hợp giàu có nhưng không có học vấn hay giáo dục để nắm địa vị cao trong xã hội; ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị. Weber cho rằng đây là một vấn đề phân tích về mặt lịch sử và xã hội để phát hiện ra cơ sở thực sự của bất bình đẳng xã hội.

Quan điểm của Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất, như là cơ sở kinh tế của giai cấp. Theo Weber, nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường. Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp.